Các ca nhiễm gồm 29 hội viên Hội thánh truyền giáo và 7 F1 của các trường hợp dương tính.
HCDC cho biết, trong 7 trường hợp F1 có 4 người làm việc chung tòa nhà tại quận Phú Nhuận và 3 người tiếp xúc ở nơi cư trú với các F0.
![]() |
Lực lượng chức năng phong tỏa các con hẻm liên quan chuỗi lây nhiễm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng ở quận Gò Vấp |
36 trường hợp này cư trú ở 8 quận, huyện, thành phố: quận 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè và TP Thủ Đức.
HCDC cho biết có 19 trường hợp ghi nhận triệu chứng với tỷ lệ 53%. Các ca bệnh có triệu chứng khởi phát sớm nhất bắt đầu từ ngày 13/5. 4 trường hợp không có triệu chứng, 13 trường hợp không rõ triệu chứng.
Số ca mắc trong Hội thánh truyền giáo là 29/38 người, chiếm 3/4 số hội viên, chỉ số xét nghiệm cho thấy đang trong giai đoạn bệnh diễn tiến.
Hiện hệ thống phòng chống dịch thành phố đang triển khai thực hiện truy vết nhanh, mở rộng bao vây để cắt đứt chuỗi lây nhiễm này đồng thời điều tra nguồn lây nhiễm.
HCDC cho biết hiện nay mầm bệnh có thể đã lây lan trong cộng đồng nên người dân cần nâng cao cảnh giác, tự giác khai báo y tế, nhất là những người có sinh hoạt hoặc liên hệ với Hội thánh truyền giáo.
HCDC cũng khuyến cáo các hoạt động, sinh hoạt, làm việc của người dân, cơ quan cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện nay của chính quyền thành phố và địa phương nhằm góp phần kiểm soát, khống chế dịch bệnh lây lan.
Khi có dấu hiệu viêm đường hô hấp, người dân cần đi khám tại các bệnh viện. Lưu ý cần trung thực trong khai báo y tế để được phân luồng phù hợp, không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các bệnh viện.
TP.HCM phát hiện 25 ca dương tính từ chuỗi lây nhiễm tại Hội thánh truyền giáo Phục Hưng ở Gò Vấp, trong đó có 4 người của gia đình vị mục sư.
" alt=""/>Thêm 11 ca dương tính CovidTheo Bộ Xây dựng, trong quý IV/2023, Chính phủ, NHNN đã quyết tâm, nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế.
Theo đó, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động (lãi suất huy động và lãi suất cho vay mới của các ngân hàng thương mại đã giảm khoảng hơn 2%/năm so với cuối năm 2022).
Đồng thời, lãi suất cho vay mua nhà cuối năm của một số ngân hàng cũng giảm hơn so với năm 2022.
Về tình hình phát hành trái phiếu đối với lĩnh vực bất động sản, dẫn số liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam tổng hợp từ HNX và SSC, Bộ Xây dựng cho biết, tính cả năm 2023, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận là 311.240 tỷ đồng.
Trong đó, có 29 đợt phát hành ra công chúng trị giá khoảng 37.000 tỷ đồng (chiếm 11,9% tổng giá trị phát hành); có 286 đợt phát hành riêng lẻ trị giá hơn 275.000 tỷ đồng (chiếm 88,1% tổng số) thì nhóm bất động sản chiếm 23,5%.
Theo Bộ Xây dựng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có nhiều chỉ đạo, điều hành kịp thời giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, minh bạch, đóng góp cho quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế và từng bước phát triển cân bằng giữa thị trường vốn và thị trường tín dụng ngân hàng.
Về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), theo số liệu từ Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2023, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế.
Trong đó, kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với năm trước.
Để đảm bảo thị trường bất động sản trong thời gian tới tiếp tục phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, Bộ Xây dựng đề nghị NHNN chỉ đạo tiếp tục rà soát, có giải pháp thiết thực hiệu quả thúc đẩy việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản.
Cùng với đó, tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các ngân hàng thương mại để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn. NHNN cũng cần tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Đối với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng đề nghị khẩn trương rà soát, đánh giá việc thực hiện về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Bắt đầu đặt kế hoạch vùng đô thị thông minh ở Việt Nam
Vùng đô thị Việt Nam hiện nay được xác định bởi quy hoạch xây dựng vùng lãnh thổ. Có 2 vùng đô thị lớn là Vùng Thủ đô Hà Nội, được quy hoạch vào loại vùng đô thị cực lớn, và Vùng TP.HCM. Vùng Thủ đô Hà Nội gồm thành phố Hà Nội là hạt nhân và 9 tỉnh là Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình.
Trong khi đó, Vùng TP.HCM gồm 8 đơn vị cấp tỉnh: TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, TP.HCM được xác định là đô thị trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng với 4 cực phát triển và 15 đô thị vệ tinh.
Việc phát triển vùng đô thị thông minh cũng bắt đầu được nhắc đến. Mới đây UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 1652, “Phê duyệt Đề án Xây dựng thành phố Cần Thơ phát triển thành đô thị thông minh, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó thể hiện định hướng liên kết vùng.
Theo đó với tầm nhìn đến 2030, thành phố Cần Thơ đặt mục tiêu trở thành một thành phố thông minh trên các lĩnh vực ưu tiên, tham gia vào chuỗi liên kết thành phố thông minh, là hạt nhân đầu tàu của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong chuỗi liên kết đô thị thông minh cấp quốc qua, khu vực và quốc tế.
Tương tự, Nghị quyết số 07 về chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được ban hành. Theo mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Sóc Trăng sẽ hoàn thành chuyển đổi số đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững; hoàn thành xây dựng đô thị thông minh kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Anh Hào
Thủ tướng vừa giao Bộ Xây dựng chủ trì nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển đô thị thông minh theo đề án giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030.
" alt=""/>Vùng đô thị thông minh ở Việt Nam đang ở giai đoạn nào?